Xe nâng tay là gì? Ưu điểm và nhược điểm của xe nâng tay

Xe nâng tay là nâng thô sơ dạng kéo tay, được thiết kế để nâng hạ & vận chuyển các pallet với tải trọng nhỏ.  Là 1 trong những thiết bị qua trọng nằm trong danh mục thiết bị xử lý vật liệu & thiết bị kho, xe này giúp nâng hạ & xếp chồng hàng hóa trong trong các ngành công nghiệp khác nhau.

Xe nâng tay dùng để làm gì?

Xe nâng tay từ lâu đã là người bạn gần gũi với chúng ta trong công tác vận chuyển hàng hóa. Với sự thuận tiện, nhỏ gọn cùng khả năng tương thích với nhiều dạng địa hình khác nhau, chúng luôn là thiết bị không thể thiếu tại các nhà xưởng, kho bãi.

Xe nâng tay được sử dụng phổ biến trong các khu vực tập kết hàng hóa tạm thời, các kho bán lẻ, kho có diện tích nhỏ, giữa các khu vực chứa hàng chuyên dụng.

Các đặc điểm chung:

– Thiết kế thô sơ, nhỏ gọn

– Xe vận hành chủ yếu bằng tay

– Tải trọng nâng thấp từ 500kg – 3 tấn

– Di chuyển hàng hóa 1 quãng đường ngắn

– Không di chuyển được với mặt đường dốc & ghồ ghề

Là thiết bị không thể thiếu tại các nhà xưởng, kho bãi.
Là thiết bị không thể thiếu tại các nhà xưởng, kho bãi.

Phân loại xe nâng tay

Với nhiều ứng dụng phổ biến, đa dạng xe nâng tay có nhiều loại khác nhau

– Xe nâng tay thấp chỉ có tác dụng di chuyển hàng hóa nhẹ 1 quãng đường ngắn

– Xe nâng tay cao có tác dụng nâng hạ hàng hóa lên độ cao vừa phải

– Xe nâng tay bán tự động có 1 trong 2 chức năng di chuyển hoặc nâng hạ bằng điện

+ Di chuyển bằng điện gọi là xe nâng pallet mover

+ Nâng hạ hàng hóa bằng điện gọi là xe nâng pallet stacker

Ưu điểm – Nhược điểm của xe nâng bằng tay

Ưu điểm 

So với các xe nâng hàng cỡ lớn ngồi lái và dòng xe nâng đứng lái thì xe nâng bằng tay có nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Thiết kế nhỏ gọn: Dòng xe hàng tay sở hữu kiểu dáng nhỏ gọn, chiếm ít diện tích nên có thể sử dụng tại hầu hết các kho bãi, công trường, siêu thị, nhà xưởng…
  • Có tính linh hoạt và cơ động cao: Nhờ kích thước nhỏ gọn mà xe nâng pallet có thể vận chuyển hàng hóa đến những vị trí mà các loại xe nâng khác có kích thước lơn hơn như xe nâng điện, xe nâng cao, xe forklift.. không làm được.
  • Giá thành thấp: khi so sánh với các loại xe nâng khác thì xe nâng hạ bằng tay có giá thành rẻ hơn rất nhiều.​

Nhược điểm 

Bên cạnh những ưu điểm, xe nâng bằng tay còn tồn tại những hạn chế sau:

  • Với thiết kế đơn giản, xe nâng tay đòi hỏi người điều khiển cần bỏ ra nhiều sức lực hơn: Việc sử dụng tay chính là một điểm trừ cho loại xe nâng này. Khi phải nâng hạ một số lượng hàng hóa lớn, người dùng sẽ phải bơm kích liên tục, gây tiêu tốn nhiều thời gian và sức lực.
  • Chủ yếu dùng cho hàng hóa có tải thấp: Với những hàng hóa có khối lượng nhẹ thì không sao nhưng với những hàng hóa nặng thì công việc vận chuyển sẽ trở nên rất vất vả.
  • Phụ thuộc vào mặt nền: Hiệu quả hoạt động của xe phụ thuộc khá nhiều vào mặt nền. Xe nâng hạ bằng tay chỉ thích hợp trên địa hình bằng phẳng. Nếu dùng xe trên địa hình gồ ghề sẽ khiến việc vận chuyển hàng hóa khó khăn hơn rất nhiều.
  • Xe có sức nâng khá thấp và không nâng được hàng hóa lên trên cao.
Ưu điểm - Nhược điểm của xe nâng bằng tay
Ưu điểm – Nhược điểm của xe nâng bằng tay

Cách sử dụng xe nâng hàng bằng tay

Xe nâng tay có hai loại chính là xe nâng tay thấp và xe nâng tay cao. Ở mỗi dòng xe sẽ có cách sử dụng khác nhau. Tuy vậy trước khi sử dụng người dùng cần lưu ý chung một số vấn đề như sau

Kiểm tra xe trước khi nâng

  • Kiểm tra tổng quát tình trạng xe đảm bảo xe không bị hư hỏng, không có bất thường. Nếu phát hiện bất thường cần tiến hành khắc phục, không nên tự ý sử dụng xe có thể gây nguy hiểm cho người và hàng hóa.
  • Kiểm tra chi tiết các bộ phận như phanh, bánh xe có bị mòn, xuất hiện vết nứt để giảm nguy cơ xảy ra sự cố khi vận hành xe.
  • Kiểm tra độ cao và cân bằng của 2 càng nâng, nếu có bất thường cần tiến hành sửa chữa
  • Kiểm tra dầu thủy lực và tra mỡ cho xe tại các khớp nối và xích

Xem xét đoạn đường xe di chuyển

  • Được thiết kế hệ thống bánh xe phù hợp để sử dụng trên đoạn đường bằng phẳng. Chính vì vậy người dùng cần đảm bảo bề mặt xe di chuyển không bị gồ ghề, không có vật cản để xe di chuyển thuận lợi nhất.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiểm tra xem trên mặt sàn có bị đổ dầu nhớt, nước hay chất lỏng gây trơn trượt nào không?
  • Đảm bảo lối đi đủ rộng so với kích thước xe để xe có thể di chuyển qua mà không bị vướng.

Đối với người vận hành

  • Có kiến thức và kinh nghiệm về vận hành
  • Cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ như mũ, quần áo, găng tay, giày. Đặc biệt cần lưu ý không nên sử dụng giày có độ ma sát thấp dễ gây trơn trượt nguy hiểm

Hy vọng bài viết đem đến cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích. Chúc bạn thành công sử dụng xe an toàn và hiệu quả. Trân trọng!

Các tin liên quan